Làng có Hội đồng kỳ mục, gồm những người có phẩm hàm, bằng sắc, các Lý trưởng, Phó lý miễn nhiệm. Đứng đầu Hội đồng kỳ mục là Tiên chỉ và Thứ chỉ, thường là viên quan đã về hưu, những người đỗ đạt, những người có phẩm hàm cao nhất, hay nếu không có, là những kỳ mục cao tuổi nhất. Hầu như họ có thể quyết đoán mọi công việc.
Người ta cần đến sự khuyên bảo của họ ở trong làng (theo Giáo sư Nguyễn Văn Huyên). Hội này còn có toàn quyền đối với các công việc trong làng như tu bổ đền, chùa, bán ngôi thứ, thu chi ngân sách. Đến năm 1921, trong khuôn khổ cuộc cải lương hương chính, tại các xã đã xoá bỏ Hội đồng kỳ mục và thay thế bằng Hội đồng tộc biểu. Đứng đầu tổ chức này là Chánh hội và Phó hội. Đến năm 1927, Hội đồng kỳ mục được tái lập bên cạnh Hội đồng tộc biểu và đến năm 1941, Hội đồng tộc biểu bị bãi bỏ chỉ còn Hội đồng kỳ mục theo cách quản có từ nhiều năm trước đó.
Các làng xưa đều gọi là xã. Từ triều Nguyễn, trên xã có tổng, gồm ba bốn làng hợp lại, rồi đến huyện, phủ, tỉnh.
Xã là một cấp chính quyền có con dấu, có Lý trưởng và Phó lý đứng đầu, chịu trách nhiệm về an ninh, sưu thuế, bình dịch của làng trước Nhà nước. Cụ thể: Thư ký Hộ lại (trông coi hộ khẩu, hộ tịch, giá thú, khai sinh, khai tử). Người được cử làm Thư ký phải là người tinh thông chữ nghĩa, người này không nhất thiết phải có chân trong Hội đồng kỳ mục;
Chưởng bạ (trông coi sổ sách giấy tờ về ruộng đất); Thủ quỹ (giữ việc thu chi tài chính). Thủ quỹ phải là người có tài sản như nhà cửa, ruộng vườn để không may có làm thất thoát tiền công thì lấy đó mà đền bù. Tại Kim Lan có Quản xã (các nơi gọi là Trương tuần) trông coi về an ninh. Trong bộ máy chính quyền cấp xã, vai trò của trưởng làng khá nặng.
Trong sách Quốc văn giáo khoa thư lớp dự bị trước đây có dạy học trò bài Lý trưởng làng ta, nay xin được giới thiệu để bạn đọc có thể hình dung công việc của người đứng đầu về hành chính của một làng (xã) trước đây. Bài viết chỉ có 98 chữ, nguyện văn như sau:
"Lý trưởng là người của dân cử ra làm việc làng. Trong làng có việc gì ra đến Công sở, thì lý trưởng đi thay mặt dân. Công chức cao cấp có lệnh gì truyền về làng, cũng trách cứ ở lý trưởng. Hương hội có quyết định việc gì, thì lý trưởng phải thi hành. Nhưng công việc hệ trọng nhất của lý trưởng là việc sưu thuế. Vì bao nhiêu thuế định, thuế điền, cũng một tay lý trưởng thu để đem nộp quan cả. Xem thế thì công việc của lý trưởng nặng nhọc lắm".
Trước đây, dân sống theo luật pháp (phép nước) nhưng lại có Hương ước (lệ làng). Nhưng các lệ làng không được trái với luật nước. Hương ước do Thư ký viết sau khi đã được Hội đồng kỳ mục bàn soạn. Vào ngày thông qua hương ước làng phải mời viên Tri huyện về dự.
Ngày đó, dân làng ra ngồi ở đình theo thứ bậc. Mỗi điều khoản đều được viên Thư ký đọc to để dân làng cùng nghe. Khi mọi người đã thông suốt, không còn góp ý gì thì người ta lại đánh một tiếng trống thông qua. Hương ước của làng với đầy đủ các chữ ký của Chánh hội, Lý trưởng, giáp biểu, và dân đinh (ai không biết chữ thì điểm chỉ), tất cả khoảng 30 người.
Bản Hương ước được trình lên Tri huyện, quan huyện đệ trình lên quan Tuần phủ. Sau khi quan Tuần phủ phê duyệt thì Hương ước mới có hiệu lực thi hành.
Phe giáp
Giáp không theo địa giới hành chính. Những người - hiểu tâm tính nhau ở các xóm thì tùy xin vào giáp nào mà mình thích. Có giáp toàn là người của một họ như họ Đào giáp Đoài Tả. Mỗi giáp có tên gọi riêng, phần lớn là tên đẹp, có thể đặt theo tên đất, có khi là tên chữ, thể hiện ước nguyện của người trong giáp ấy. Số người trong các giáp không bằng nhau. Cứ 7 người là một - trưởng. Số người còn dư không đủ 7 thì gọi là trưởng non.
Đứng đầu trưởng là ông Lình. Đứng đầu các Lình là Lình cả. Lình cả là người cao tuổi nhất của giáp ấy, nhưng không quá tuổi 54. Giáp có ba người cùng tuổi, thì người nào vào làng trước được làm Lình cả, hai người còn lại được ăn theo ngôi. Trong giáp có người sinh con trai thì phải đem cơi trầu đến trình Lình cả để vào sổ của giáp. Việc này ai cũng lo làm ngay, vì số thứ tự trong sổ có gắn với các quyền lợi về sau.
Nhiệm vụ của Lình Cả:
+ Khi làng chia đất công, Lình cả nhận đất đầu chương cho các xuất đinh trong giáp;
+ Thu thuế định. Người từ 18 đến 54 tuổi gọi là chính đình, nộp thuế xong được phát thẻ căn cước. Người dưới 18 tuổi gọi là bị bạ, khi nhận đất công phải nộp thuế bị bạ từ 2 đến 3 đồng. Toàn bộ tiền thuế đinh ông Lình cả nộp cho Lý trưởng, và sau đó được nhận một khoản bồi dưỡng nho nhỏ.
+ Theo lệnh của Lý trưởng, Lình cả gọi người đi hệ đê và các việc cấp bách khác, mỗi trưởng từ 1 đến 2 người.
+ Hằng năm mỗi giáp cử một người đăng cai nuôi lợn thì và lễ vật cho lễ kỳ an tháng tư, theo lệ quay vòng theo tuổi. Giáp ít người quay vòng nhanh hơn.
+ Làng có 4 miếu, mỗi miếu có 7 giáp thay phiên trông nom. Vào ngày rằm, mùng một hằng tháng, các ông Lình lo đóng oản lễ ở miếu. Lễ vật gồm có: Cau tươi 10 quả, rượu 1 chai, oản 10 cái. Hết lượt lại chuyển sang giáp khác, và 3 tháng rưỡi sau lại quay lại.
+ Trước đây, việc cắt tuần do Quản xã của làng lo, từ năm 1943, việc cắt tuần giao về cho các giáp.
+ Vào ngày hội làng, Lình cả và ông thứ nhì lo người đi khênh kiệu và vác cờ, biển.
+ Khi trong giáp có người qua đời, nếu được tang chủ báo thì hàng giáp phải lo mọi việc đưa đám.
Năm 1950, làng Kim Lan có 28 giáp, cụ thể: Thuận Hoà 16, Nghĩa Hoà 37, Hậu Nghĩa 12, Thịnh Nam 17, Đoài Tả 47, Duyên Ninh 31, Lựa Đài 29, Chung Chính
48, Chung Thôn 22, Yên Lạc 24, Lựa Chung 43, Duyên Ninh 58, Bên Chung 23, Đoài Hữu 25, Chung Thành 59, Thượng Thôn 51, Bên Đông 28, Cả Đông 42, Yên Đoài 93, Chung Thịnh 18, Khang Thọ 32, Thái Hoà 32, Đông Chung 54, Hoà Hạ 44, Bình Thục 73, Thuận Hoà 30, Khánh Hoà 25, Yên Phú 32, Hoà Thượng 21.
Qua thống kê này, thấy rõ giáp Hậu Nghĩa ít người nhất là 12, còn giáp Yên Đoài đông nhất là 93. Tổng số 1087 suất.
Một số lệ làng
Chia đất
Con trai vào làng (cả người tàn tật) đều được chia đất công. Người đi lính, vợ ở nhà cũng được chia một sào đất làm đến khi mãn hạn thì thôi, gọi là đất Sốc Binh. Các Hội Tư văn, phường trống v.v... của làng cũng được nhận mấy sào đất công để lấy hoa lợi chi dùng.
Lệ làng quy định 5 năm chia lại đất công một lần. Có trường hợp vừa mới sinh con mà gặp lúc làng đang kéo đất (kéo dây chia đất), thì đem một cơi trầu ra biếu là được chia ngay một sào đất tại ngay nơi những người đang kéo đất. May thì gặp được chỗ đất tốt. Về sau, người ta sinh khôn, có người ngồi rình ở chân tre, khi nào những người kéo dây đến Thượng đoạn (đất tốt)
dành cho các cụ thì họ mới xuất hiện. Làng biết, nhưng theo lệ đành chịu.
Đất công của làng có đất Bãi Tước, Bãi Trên và Bãi Non.
Đất bãi chia thành nhiều đỗi, chạy từ Đông sang Tây; có đỗi dài 60m, có đỗi 40m. Giáp đông người được nhận nhiều đỗi. Mỗi đỗi lại phân thành Thượng đoạn, Trung đoạn và Hạ đoạn. Thượng đoạn là đất cao và tốt giao cho cụ cao tuổi nhất, rồi đến Lình cả, các trai làng; người đội sổ nhận chỗ đất xấu nhất (Hạ đoạn).
Ngày chia đất, Lý trưởng mời Lình cả của 28 giáp ra nhận đất. Đơn vị đo đất là ngũ, một ngũ dài khoảng 2m. Người ta dùng dây tết nút để đánh dấu, mỗi sào 3 ngũ bề ngang; 6 sào là 18 ngũ. Khi đo đất dùng dây này để kéo, nên thành tên gọi. Khi chia đất còn một khoản đất dư ở mỗi đỗi, làng gọi là đất trưởng. Chia đất cũng theo 7 người là một trưởng, trưởng cuối không đủ 7 vẫn được gọi là một trưởng. Đất trưởng do Lình cả nộp thuế cho làng.
Do đất Bãi Non khi lở khi bồi, có khi lở chỉ còn vài chục mét nên khi chia mỗi xuất đinh bề ngang chỉ còn một thước ta, khi cày phải cắm về làm chuẩn, chỉ đủ giao một hàng ngô. Đất Bãi Non chia liền khoảnh theo tổng xuất đinh của từng giáp. Nhà có nhiều xuất đinh lại được chia liền nhau.
Tuần phòng
Đất ruộng của Kim Lan khá rộng, có cả đất trong đồng
và ngoài bãi nên có tuần định và tuần điền. Tuần điền có tuần Đằng Đồng và Đằng Bãi. Mỗi đội 16 người, cắt làm 4 phiên, mỗi phiên 4 người. Trong 4 người này lại đặt ra Sỉ nhất, sỉ nhì, sỉ ba, sỉ tư.
Vào kỳ thu hoạch, tuần đồng thu mỗi sào của người làng 2 lượm lúa sương; thu của người làng Xuân Quan, Bát Tràng, Giang Cao làm ruộng xâm canh 4 lượm.
Tuần hương binh 12 người, trụ sở là quán Hội đồng ở cạnh chùa Cả.
Ngoài phần bồi dưỡng trực tiếp của người làm ruộng, tuần đinh còn được nhận một số ruộng công của làng trồng cấy lấy hoa lợi, đất ấy gọi là đất Đỗi Tuần.
Do làng nằm gần kề bờ sông, trước đây thường có cướp, nên việc tuần phòng giữ gìn an ninh vào ba tháng củ mật (tháng Một, tháng Chạp, tháng Giêng) lại càng phải cẩn trọng. Vào ba tháng này, tại các xóm dựng một cái quán bằng tre lá làm chỗ tập trung của tuần. Tuần xóm lấy người từ 17 tuổi (ra tuần) đến 45 tuổi. Mỗi tối cử 12 người, chia 2 người một canh. Để tính canh, mỗi tối, người ta đốt một cái nùn rơm, nhìn mắt rơm cháy tính giờ (độ 3 mắt là một canh). Đứng đầu giai tuần của xóm gọi là ông Trương, làm nhiệm vụ đốc canh.
Ông Trương sợ vất vả đốc gác đêm hôm, vào ngày 25 tháng Chạp, làm cỗ khao các cụ ở xóm thì được miễn làm ông Trương, xóm cử người khác thay.
Vọng bô
Hằng năm, làng quy định vào ngày rằm tháng - Chạp là ngày vọng lão. Người vọng lão là những ngườ hết tuổi 54. Việc đầu tiên là đem cau tươi biếu cụ Tiêr chỉ 10 quả, biếu các cụ bàn nhất mỗi người 5 quả. Kh các cụ nhận cau rồi, người này nói: “Em xin báo năm nay em đã hết tuổi 54, xin cho em được vào đám theo hầu các cụ”. Nếu có ba bốn người cùng xin vọng thì ai là quan viên ngồi trên lo trước. Ngày 18 tháng Chạp, các cụ mời những người này ăn bữa tất niên của người vọng lão năm trước. Trong cả năm của tuổi 55, những ngườ vọng lão phải làm nhiệm vụ chứa các cụ.
Chứa là tê chức một bữa tiệc, mời các cụ ăn cỗ thăm nhà, có nơi gọ là dẫm ngõ. Nhà khá giả còn mời hàng giáp, và bà co bên họ vợ. Cỗ mỗi mâm gồm có giò, chả, 1 bát thịt, 1 bất đậu, một bát nộm. Người đến dự tiệc là các cụ bàn nhất, bàn nhì, bàn ba, bàn tư, xếp thứ tự theo tuổi. Người cao tuổi nhất của bàn nhất gọi là cụ Thượng. Người xưa tuổi thọ rất thấp, nên ngày chứa các cụ chỉ 5-6 mâm là cùng.
Tiếp đến là khao lão, Khao vào đầu năm, nhưng có khó khăn để cuối năm cũng được. Quan viên có khó khăn không khao trước là xuống ngôi, để thường dân ngồi trên. Khao lão phải mời làng nội, làng ngoại và các quan viên. Hằng năm, làng Kim Lan có nhiều ngày lễ hội, tuần tiết như hội làng diễn ra vào ngày 9 và 10 tháng Giêng, ngày 9 tháng 2, lễ vào hè, lễ Phật đản nên người khao lão tổ chức vào một trong những ngày này. Khao lão diễn ra ba ngày liền. Gia chủ phải bắc rạp, mổ lợn, và cả giã bánh dày để biếu.
Các cụ bàn nhất ăn hôm đầu tiên gọi là Thiên thường.
Ngày thứ hai ăn ba bàn: Bàn nhất, bàn nhì, bàn ba.
Ngày thứ ba là chính tiệc, khao tất cả hai bên Thượng và Hạ.
Do kinh tế của mỗi nhà không đồng đều, nên các
cụ phân ra bên Thượng và bên Hạ. Bên Thượng lo cỗ to,
chi phí nặng nề nhiều người không theo được, nên các
cụ bàn lập ra bên Hạ. Bên Hạ cỗ khao đơn giản hơn.
Người khao lão muốn vào bên nào cũng được. Sau này,
làng lập thêm bên Trung. Ai vào bên nào thì khao bên đó.
Ngày cuối cùng cụ bàn nhất “ăn dỡ rạp".
Cỗ khao gồm 8 đĩa, 4 bát.
Ăn cỗ xong, tất cả các cụ dự chính tiệc được biếu
phần 1 cái bánh dày cỡ 20cm và 1 quả cau tươi. Gia chủ
phải đem đến tận nhà biếu.
Lo việc khao, nhà có ruộng phải lo cấy thóc nếp, thóc tẻ, và nuôi hai con lợn. Tiền không có phải đi vay người có máu mặt ở trong làng và ở làng Bát Tràng
Người ngại phiền hoặc không vay được thì phải bán ruộng cho cụ Bá Lai ở Xuân Quan, cụ Huyện Đễ ở Giang Cao. cụ Lý Hàm, cụ Lý Thông, cụ Tú Trọng ở Bát Tràng.
Nhà nào quá khó khăn, không thể chứa được th phải mua khao, có nghĩa nộp vào quỹ của các cụ độ mấy chục đồng là được.
Ngoài khao lão, tại Kim Lan, tất cả mọi người kh đỗ đạt, nhận chức như Lý trưởng, Phó lý, Chánh hội, Phò hội, Quản xã, Thư ký Hộ lại, người được phong hàm nhu thất phẩm, bát phẩm, cửu phẩm đều phải tổ chức khao nếu không khao thì không được người làng công nhận.
Cỗ khao chức tước khác khao vọng bô ở chỗ, ngày hôm trước người khao phải đem biếu các ông cựu dịch tân dịch 1 đĩa xôi, nửa chai rượu và 1 cái chân giò (ông vị trí trên biếu chân giò trước, ông dưới chân giò sau) và mời hôm sau đến ăn cỗ khao.
Các phường hội
Các quan viên
Đúng như tên gọi, quan viên chỉ những người ca học hành, các chức dịch ở làng, cả đương nhiệm và đã mãn nhiệm như Phó lý, Lý trưởng, Quản xã. Quan viên có Quan viên Tư văn và các Quan viên Kỳ dịch.
Quan viên Tư văn là những người có chân trong Hội Tư văn gồm những người học hành đỗ đạt của làng
ده
Hằng năm hội tổ chức tế đức Khổng Tử, vị tổ của đạo Nho, các vị tiên hiền (các bề tôi của Khổng Tử), các hậu hiền (những người đỗ đại khoa, trung khoa và tiểu khoa của làng đã mất). Hằng năm vào mùa xuân mùng 10 tháng 2 và mùa thu 12 tháng 8, Hội Tư văn tổ chức tế lễ vào ngày Đinh đầu tháng. Sau tuần tế, cụ Chủ tế đọc Văn tế, nội dung ca ngợi công trạng của vị tổ đạo Nho, và danh tính các vị đỗ đạt của làng. Chính nhờ các bản văn tế này, mà ngày nay chúng ta biết được tên tuổi những người có học của làng từ đời Lê, đời Nguyễn đến Tây Sơn.
Hơn 100 năm trước, ở làng có cụ Hậu Nghé bỏ nhiều tiền của dựng cho làng đình, chùa, văn chỉ. Vào các kỳ tế lễ, nhớ ơn người có công, các quan viên tế cả tổ tiên cụ Hậu Nghé. Đến đời cụ Hàn Quýnh thì làng Kim Lan có hai Hội Tư văn. Cụ Hàn Quýnh là người có thế mạnh, lại giàu có, lập thêm một Hội tư văn nữa. Người vào hội khá đông. Hội này tế thánh ở Cầu Vật, do cụ Quýnh làm.
Còn các quan viên kỳ dịch lo việc tế lễ hội hè của làng. Vào quan viên cũng phải khao, nhà giàu tổ chức ăn uống linh đình hai ba ngày. Người không có thì nộp tiền.
Phường Trống
Phường Trống ở Kim Lan có từ lâu đời. Phường lập ra để phục vụ các quan viên tế ở đình làng.
1 Phường có 16 người.
Đứng đầu Phường Trống là một ông Chùm, người này nhất thiết phải có chân quan viên. Mỗi ông Chùm lo công việc của phường trong hai năm, được làm 5 sào công điền để lấy hoa lợi chi dùng cho phường. Hằng năm, vào ngày mùng 6 tết, ông Chùm làm cỗ mời phường và các vị chức dịch như Chánh phó hội, Phó lý và Lý trưởng để bàn việc phục vụ tế tự trong năm. Nếu năm đó có ai ở phường vì tang chở và các lý do khác mà không được ở phường nữa thì làng phải đi bắt giai.
16 người Phường Trống được xếp theo 4 bàn:
Bàn nhất 4 người, 2 người gõ lang (thanh la), 2
người tìu cảnh. Bốn ông bàn nhất là người thông thạo các nghi thức tế lễ. Chỉ huy phường trống là ông Thủ hiệu. Khi ông Thủ hiệu già yếu mất hoặc gặp tang chở thì ông ở đầu bàn nhất lên thay.
Bàn nhì, 4 người đánh trống bồng, còn gọi là Bàn tạm. Một năm hai lần vào tháng 5 và tháng 10 phường tổ chức liên hoan ở nhà ông Thủ hiệu rút kinh nghiệm thì 4 người của bàn này phải lo tạm ứng tiền.
Bàn ba, 4 người trống bản. Khi tổ chức ăn uống vào tháng 5 và tháng 10 thì đi mua gạo thịt và kiêm việc nấu nướng.
Bàn bốn, 4 người trống bản. Khi phường có ăn uống thì giữ việc đi mời khách.
Người nào trong phường có tang trở, phải tự nghỉ, người ở bàn sau được chuyển lên bàn trước. Năm đó
làng phải đi bắt giai bổ sung vào bàn tư. Việc bắt giai
do ông Thủ hiệu và 4 ông bàn nhất lo liệu. Phường
tuyển trai đình từ 18 tuổi trở lên, không khuyết tật, bổ
mẹ còn, kinh tế gia đình khá. Kinh tế khá, vì sau khi
gia nhập phường, các thành viên phải tự sắm trang
phục như: Khăn lượt, áo the cặp, giày Ký Long. Con Lý
trưởng, Phó lý được miễn vào phường này.
Hội làng Kim Lan diễn ra từ mùng 10 đến 15 tháng Giêng, để chuẩn bị cho hội, mọi việc phải chuẩn bị kỹ càng từ nhiều ngày trước đó. Riêng Phường Trống thì:
Mùng 7 bắt giai
Mùng 8 tế tập
Mùng 9 tắm giặt
Mùng 10 rước văn
Ngày mùng 7 Phường Trống tập luyện cả ngày, buổi trưa ăn cỗ ở nhà ông Chùm. Sau đó tập tiếp đến 11 giờ đêm, nếu thuộc thì được ăn bồi dưỡng 1 bát chè đường với xôi vò, còn chưa thuộc phải tập đến khi nào thuần thục mới ăn.
Sáng 11 tháng Giêng, Phường Trống phục vụ các quan viên tế thần. Các thành viên chít khăn lượt, mặc áo dài trắng, quần trắng may bằng vải Trúc bâu, thắt
lưng đỏ bỏ múi bên cạnh sườn; bên ngoài mặc áo the. Điều khiển phường trống là ông Thủ hiệu tay cầm trống khẩu
Khi tế thánh, trống đánh theo nhịp một và ba; khi đi rước thì đánh liên tục nhịp một, nhịp ba; thấy dài cần chuyển nhịp, ông Thủ hiệu gõ “tông” thì chuyển sang nhịp bảy. Nói về nghệ thuật đánh trống, người trong phường có câu: "Hết nhịp bảy nảy nhịp ba ra nhịp một". Sau tuần tế thánh từ 8 đến 10 giờ là đến Phường Trống lễ chữ “Thiên hạ thái bình”, “Tài tử giai nhân".
Lễ chữ có nơi gọi là xếp chữ. Dưới chỉ huy của Thủ hiệu bằng tiếng trống “tong", "tong" thì các người trong phường lần lượt, theo các động tác đã được luyện tập, đứng vào các vị trí của nét ngang, nét sổ, nét mác để quan viên hình dung được chữ Thiên, sau đó là chữ Hạ, chữ Thái, chữ Bình. Mỗi chữ xếp xong, các thành viên đều hướng vào ban thờ thần ở hậu cung đình vái ba vái.
Trước đây, người nào được vào Phường Trống là một vinh hạnh. Hằng năm, những người này được miễn phu phen tạp dịch và cả binh dịch nữa. Đến nay, người Làng còn nhớ các ông Thủ hiệu tài năng điều khiển Phường Trống như cụ Thủ Đặt, cụ Thủ Sẹo, cụ Thủ Tông, cụ Thủ Tảo, cụ Thủ Lưu. Các cụ Mạch, cụ Dậu, eu Sửu, cụ Kiện ở bàn nhất rất lâu. Riêng cụ Dậu có 22 năm ở bàn nhất. Làng Kim Lan hiện nay còn cụ Tuế, cụ Chữ là người ở Phường Trống đã bước vào tuổi 90.
Phường Bát âm
Phường Bát âm có từ xưa. Phường phục vụ việc tế thần của các quan viên tại đình, miếu, văn chỉ. Sau khi tấu nhạc phường cũng có trò xếp chữ. Sau này, do có đông người thích các hoạt động sôi nổi của phường, cụ Lý Văn cho lập thêm một phường Bát âm nữa. Bát âm là tắm nhạc cụ hoà tấu theo điệu Lưu thuỷ, nhưng đông người, có thể sử dụng hai nhị, hai sáo....
Người vào phường Bát âm cũng được hưởng mọi quyền lợi như người vào phường Trống, và được làng cấp cho 5 sào đất. Hàng năm, từ mùng 4 đến mùng 5 tháng Giêng các thành viên tập tại nhà ông Chùm, số người từ 20 đến 25 tập xếp chữ “Thiên hạ thái bình”.
Phường chèo
Phường chèo ở Kim Lan do cụ Trương Văn Chi làm Chùm trưởng. Nhà cụ Chi nghèo nhất làng nhưng cái nghèo khó không thể cản được thú đam mê hát chèo của cụ. Thầy dạy hát là cụ Tử Vưu, cụ Quản Giá ở làng Chủ Xá. Khi đã thuộc các tích tuồng chèo, cụ về dạy cho một số người làng và lập một phường riêng. Phường chèo của cụ có 14-15 người, lấy người Kim Lan làm nòng cốt. Đó là các cụ Nữ Bảng (đẹp trai, thường đóng giả nữ nên thành tên gọi), cụ Ba Bản, cụ Bếp Trị, cụ Hai Sửu, cụ bà Hảo (hát ca trù), Phường còn thu hút cả một số người ở làng bên như cụ Năm Tùng ở làng Sâm Khố, cụ Hai Cẩu ở Dương Liệt, vợ chồng cụ Hỗ ở Yên Đà.
Người vào phường phải tự lo đủ thứ. Bản thân cụ Chi nhà rất nghèo, nhưng khi có khách đến nhà đều được cụ bà cơm cháo đón tiếp tử tế, trong khi các con thì ăn cơm bột với rau. Để có trang phục cho các vở diễn, cụ mua vải về may cho đỡ tốn tiền.
Trước đây làng Kim Lan có câu: "Bốn ngày hội vật, năm đêm hát chèo". Năm đêm hát chèo đều do phường Chèo Kim Lan biểu diễn. Chương trình kéo dài cả đêm mà vẫn có đông người xem. Thường thì nửa đêm về tối hát tuồng, nửa đêm về sáng hát chèo. Sân khấu chỉ là cái chiếu giải trước cửa đình, và hòm đựng trang phục được sử dụng vào việc bài trí.
Sau hội làng, phường Chèo Kim Lan đi biểu diễn ở khắp các nơi. Một năm đi hai đợt. Đợt một đi từ tháng Giêng đến tháng Tư; đợt hai từ tháng Tám đến gần tết Nguyên đán. Các vai diễn được mọi người nhập tâm, có khi được chỉnh sửa mỗi lần đi diễn. Bản thân cụ Chùm Chi là người không biết chữ nào nhưng do say mê với nghệ thuật dân tộc, cụ đã tạo được những vẻ riêng khá độc đáo. Khi thành lập đoàn Chèo Hà Nội, cụ Lý Bá Tuyên đã nhờ cụ Chi ra hướng dẫn một thời gian.
Comments