DMCA.com Protection Status
top of page
Ảnh của tác giảphong nguyen ngoc

HỌC HÀNH KHOA CỬ CỦA LÀNG KIM LAN | GỐM SỨ THANH HƯƠNG

Phù sa của dòng sông Mẹ không chỉ tạo cho Kim Lan ngô lúa tốt tươi, mà đây còn là đất lành, tinh hoa bốn phương hội tụ, được thể hiện rất rõ qua việc học và thi cử.

Vào đời Lý có ông Nguyễn Thạch Việt, quê ở huyện Quảng Tín, đất Thương Ngô, là người thông minh tài giỏi, 12 tuổi đã tinh thông Bách gia chư tử, kinh kệ nhà Phật, lại am tường nghề võ.

Bố mẹ ông mất sớm, lại gặp năm mất mùa đói kém, ông cùng vợ là Trần Thị Khát tìm đường xuôi phương Nam tìm đất sống. Một ngày kia, qua đất Kim Lan, thấy nơi đây lúa má tốt tươi, dân chúng cần cù làm lụng, ông bèn xin vào cư ngụ tại ngôi chùa làng. Hằng ngày, ngoài việc tụng kinh niệm Phật, ông còn dạy trẻ con trong làng học chữ.


Năm Ất Tỵ (1185), ông thi đỗ kỳ thi sĩ nhân được tuyển vào hầu học tại cung vua. Năm Ất Mão (1195) ông thi đỗ xuất thân trong kỳ thi Tam giáo (Nho, Phật, Lão), được bổ làm Trung vệ đại phu. Nguyễn Thạch Việt là người đỗ khai khoa của làng Kim Lan.


Đầu thế kỷ XV, một phần đất Đại Việt bị quân Minh chiếm đóng, nhưng người Kim Lan vẫn nuôi chí học hành để khi có dịp là ra giúp vua, giúp nước. Sách Các nhà khoa bảng Việt Nam, do Ngô Đức Thọ chủ biên (NXB Văn học-1993) chép Vũ Li chép: Vũ Lãm thi đỗ Tiến sĩ tại khoa thi đầu tiên của thời Lê sơ, tổ chức sau 14 năm nhà Lê về kinh đô Thăng Long.


Ông người xã Tiên Kiều, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên, đến định cư ở xã Kim Lan, đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân niên hiệu Đại Bảo thứ 3 (1442) đời Lê Thái Tông. Làm quan đến chức Ngự tiền học sinh, Hàn lâm viện trực học sĩ. Tác phẩm hiện còn 5 bài thơ chép trong Toàn Việt thi lục của Lê Quý Đôn.


Người thứ ba đỗ đại khoa của làng là Đinh Nguyên Hanh 33 tuổi, đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Ất Mùi niên hiệu Vĩnh Thịnh 11 (1715) đời Lê Dụ Tông. Làm quan đến chức Binh bộ Tả thị lang, tước Lan Đình hầu, về trí sĩ. Sau khi mất được tặng chức Thượng thư.


1. Trong bản Văn tế của làng Kim Lan còn nêu danh tính và lưu truyền bài ca về 48 người đỗ đạt của làng: Bốn mươi tám vị tiền nhân


Ngự y Đông các trong triều


1 Trong dòng Nguyễn, Vũ, Đỗ, Trần, Đào, Lưu - Bộ Hình, Viện sử tên nêu hàng đầu Bảy ông tước thập lý hầu n Tri phủ, Tri huyện, Tri châu năm người


Kinh Bắc chủ sự một thời


Hiến sát, Phó sứ, tỉnh Đoài mệnh quan Võ hầu ba tướng sĩ lang n Trung phủ, Đô lại, Thứ lang, Huyện thừa Tiền hiền các vị thuở xưa đế


Làng văn khuyến học kế thừa tổ tiên Tiếng thơm lan toả mọi miền


Cháu con bồi đắp cao nền nhân văn


Từ năm 1919, triều đình không tổ chức thi cử bằng chữ Hán nữa. Nhưng sau gần 10 thế kỷ, cách học chữ đồng thời cũng học luôn cách làm người của đạo Nho, lấy “tam cương ngũ thường” làm giường cột không dễ gì mà từ bỏ ngay được.


Vào những năm 20-30 của thế kỷ XX, người làm công chức thì học chữ Pháp, một số khác chuyển sang học Quốc ngữ, còn phần đông con em nông dân ở sau luỹ tre làng vẫn học chữ Hán, chữ Nôm. Ngày ấy, trẻ em ở Kim Lan 6-7 tuổi là đến lớp của các cụ đồ. Ngày đầu nhập học thường có cha hoặc mẹ đi cùng.


Người này mang ba quả cau, mấy lá trầu, có khi thêm ấm chè để xin thầy cho học dăm ba chữ của Thánh hiền. Còn môn sinh đi cùng phải mặc quần trắng, áo dài thâm, đầu đội khăn xếp, tay cầm một tập giấy bản, một bút lông và một thỏi mực Tàu. Lớp học chữ Nho ở Kim


Lan thường mở ngay tại nhà thầy. Một lớp có 9-10 người, lớp đồng có 20-30 người. Các trò thường ngồi ta chữ ngay trên phản, nhà đông thì có bàn ghế. Các học trò đi học gọi là môn sinh; các người cùng học một lớp gọi là đồng môn. Các môn sinh cử ra Trưởng tràng Giám tràng và Cán tràng. Thông thường, Trưởng tràng là con trai của thầy, nhưng con thầy có người học kém thì thầy cử một người học giỏi của lớp đó đảm nhiệm.


Buổi sáng hằng ngày, Trưởng tràng phải cử người mài mực, mài son; cử người đun nước, rửa ấm chén, lau điếu ống hút thuốc lào của thầy. Lúc thầy đang ngồi trên sập mà có khách đến, thì một trò phải bê ngay một cái ghế đặt ngay bên cạnh và mời khách ngồi. Lớp học cụ Chánh Sối các môn sinh thuộc nhiều độ tuổi, có người 6- 7 tuổi, có người đã là chức dịch của làng như cụ Lý Tư, cụ Lý Ngự, cụ Thơ Đoan đến học Quốc ngữ.


Bài khai tâm (mở lòng) là Tam tự kinh do thầy trực tiếp viết mẫu, mà thầy chỉ viết một lần thôi, còn các bài sau do Trưởng tràng hoặc Giám tràng viết. Lúc ít thì thầy cầm tay trò đưa từng nét chữ, lúc đông thì trò lớn bảo trò nhỏ. Người hướng dẫn vạch hai vạch son vào bài thì đó là ký hiệu bảo phải học cả thuộc lòng và tập viết. Trò nào lười biếng sáng hôm sau không làm đủ thì phải phạt viết gấp đôi. Phạm lỗi nặng hơn, thì bị thầy hoặc sai Trưởng tràng lấy roi mây chắp đôi, chấp ba quất cho lằn đít. Thời gian học của các môn sinh


cũng thật uyển chuyển. Có thầy dạy một phiên (chợ Nhiễm) thì học 4 ngày, còn một ngày học ôn. Ngày cuối, trò đứng bên cột đọc cho thầy nghe bài đã học. Học 5-7 phiên thì chắp các bài lại, thuộc lòng mới chuyển sang đoạn khác. Cuối cùng thì phải đọc thuộc cả quyển. Về chữ viết các ngày đầu học tô. Thầy viết chữ mẫu bằng son, trò theo đó mà tô bằng mực Tàu.


Khi đã viết được các nét thì mới viết phóng. Thầy viết một trang chữ mẫu, đem trang này lồng vào giữa tờ giấy bản, chữ hiện lên lờ mờ, trò chứ theo đó mà viết theo. Sau cùng là tập chép. Việc học viết chữ thật vô cùng gian nan, ngoài việc học thuộc nghĩa lý của kinh sách, trò phải rèn từng nét chữ, vì người xưa quan niệm nét chữ là nết người.


Theo Dương Quảng Hàm trong Việt Nam văn học sử yếu thì sách dạy học chữ Hán gồm có sách của người nước ta soạn, có sách của người Trung Quốc soạn. Sách của nước ta soạn có:

Nhất thiên tự, nghĩa là 1000 chữ, nhưng thực ra có 1015 chữ, đặt theo thể ca lục bát, cứ một chữ Nho thì tiếp theo nghĩa của chữ ấy.


Tam thiên tự, gồm 3000 chữ, chữ và nghĩa kế tiếp nhau thành từng đoạn hai tiếng một, cứ tiếng cuối của đoạn trên vẫn với tiếng cuối đoạn dưới.


theo thể ca lục bát, và sắp thành từng mục như thiên Ngũ thiên tự, có 5000 chữ. Chữ và nghĩa ghép lại văn, địa lý, chính trị, luân lý, ăn uống....


Sở học vấn tân, có nghĩa “bắt đầu học hỏi bến” (hỏi bến có nghĩa bóng là hỏi đường lối về việc học). Sách có 270 câu bốn chữ. Phần thứ nhất (130 câu) tóm tắt lịch sử Trung Quốc từ đầu đến đời Đạo Quang (1821-1850) nhà Thanh; Phần thứ hai (64 câu) tóm tắt lịch sử nước Nam từ đời Hồng Bàng đến triều Nguyễn; Phần thứ ba (76 câu) lời khuyên học trò về việc học và cách xử thế


Ấu học ngũ ngôn thi, có nghĩa “thơ năm tiếng để trẻ học”. Sách gồm 278 câu thơ ngũ ngôn, đại ý nói về lạc thú và kết quả của sự học và tả cái mộng tưởng của một người học trò mong thi đậu Trạng nguyên, vì thế cuốn sách còn có tên gọi Trạng nguyên thi.


Sách của người Trung Quốc soạn mà xưa ta dùng để học chữ Nho thì có cuốn Thiên tự văn, trong đó có 1000 chữ đặt những câu bốn chữ có vần. Cuốn Hiếu kinh của Tăng Tử chép lời đức Khổng Tử, dạy về đạo hiếu; nhưng thông dụng hơn cả là cuốn Minh tâm bảo giám (tấm gương báu soi sáng cõi lòng); Minh đạo gia huấn (sách dạy trong nhà của Minh Đạo).


Minh Đạo tức Trình Hiệu, một bậc danh Nho đời Tống. Sách có 500 câu thơ bốn chữ, đều là những lời khuyên răn về luân thường đạo lý và chỉ bảo về cách tu thân xử thế. Thí dụ: Bình đá đa sắc đó đã * b Khai quyển hữu ích. Chí giả cánh thành (Mở sách có ích. Người có chí thì nên). Hoặc Đồ đi tiệc để đến it tu thân Bần nhi vô siểm; phủ nhi vô kiêu (Nghèo mà không nịnh; giàu mà không kiêu) v.V...


Học các bài trong sách Minh đạo gia huấn được thầy minh họa bằng các gương hiếu nghĩa của Trung Quốc và Việt Nam. Đến cửa thầy được 4-5 năm thì học Tứ thư, Ngũ kinh, là các sách kinh điển của Nho gia. Mỗi buổi thầy đọc mẫu mấy tờ, rồi ngừng lại giảng giải. Thầy chỉ giảng một lần, sau đó chỗ nào chưa thông thì các đồng môn tự hỏi nhau, hoặc hỏi Trưởng tràng.


Trong môn học thể nào cũng học sách Từ hàn cử yếu là dạy cách viết văn tự bán nhà, đất, trâu bò. Lại học địa lý của làng, của huyện nói về đất đai (thuế điền); dân cư (thuế thân). Học những tục lệ cơ bản của làng như đình, miếu làng thờ ai, sự tích thế nào, và các lễ chính trong năm. Lớp dưới thì vẽ địa đồ các xóm, và làng; lên lớp trên thì vẽ địa đồ huyện, tỉnh.


Vào nửa đầu thế kỷ XX, Kim Lan có các cụ đồ: cụ Chánh Sối, cụ Lý Văn, cụ Đồ Châm, cụ Chắt Tân, cụ Thống Khang. Riêng cụ Chánh Sối, dạy cả chữ Nho và Quốc ngữ, nên số người theo học khá đông. Cụ làm Chánh hương hội đồng thời làm nghề dạy học nên dân gọi là cụ Chánh Sối.


Cụ đi thi hội ba lần không đậu nên ở nhà theo nghề dạy học. Học trò cụ có nhiều người đi thi hương. Thân phụ cụ là thầy đồ, mẹ chuyên cần dệt lụa, đồng thời cũng là người học chữ Nho rất giỏi.


Trên Cụ có ba người chị gái. Các con của chị lớn lên đều theo học cậu ruột và đều thành tài. Chị cả có con là Nguyễn Mạnh Quỳnh, làm Đốc học Thái Bình. Chị gái thứ hai lấy chồng người làng Kiêu Kỵ (tên nôm làng Cậy) cũng là thầy đồ nên dân gọi là bà Đồ Cậy. Bà sinh con là Phán Nùng, có con cháu học giỏi.


Chị thứ ba sinh ra ông Tô Ngọc Vân, sau học Khoá II Trường Mỹ thuật Đông Dương và trở thành họa sĩ tài danh. Con các bà chị ngày lễ tết về thăm cậu, vẫn giữ lễ với thầy, chỉ khi nào thầy bảo ngồi mới được ngồi.


Học trò Kim Lan, nhận thức rõ sự thay đổi của thời thế, nên các vị chức sắc đương nhiệm của làng chuyển dần sang học Quốc ngữ, một người chịu khó học trong ba tháng là có thể biết đọc, biết viết. Năm 1935, các ông Thơ Đoan, ông Chưởng bạ Thuận, ông Lý trưởng Đào Văn Vỹ, ông Lý trưởng Vũ Văn Ngự, đều quay sang học chữ Quốc ngữ.


Ông Phó lý Nguyễn Đức Cự, biết tiếng Pháp, học ông Khoá Sửu, sau nhờ cụ Hàn Quýnh xin được bằng. Ông Hàn Quýnh là một chủ thầu lớn, nhưng ông rất trọng người có học hành. Khi ông Đoan nhận chức Thư ký, cụ Hàn Quýnh cấp cho 600 đồng và cấp cho ông Cự 1000 đồng để khao làng.


Còn cụ Nguyễn Hào Phú chỉ học chữ Nho dăm sáu tháng, rồi chuyển sang học Quốc ngữ và tự học tiếng Pháp. Sau nhờ cụ Chánh Sôi giới thiệu, ông theo học cụ Tú Can ở làng Bát Tràng bên cạnh, nên 10 tuổi dự thi ở trường huyện Văn Giang đậu bằng Sơ học yếu lược. Sau cụ lại được người anh là con già (chị ruột của mẹ) làm Đốc học Thái Bình cho đi học tiếp nên đậu tiếp bằng Séc-ti-vi-ca.


Cụ Hàn Quýnh là người rất tự hào về văn hoá truyền thống của làng mình. Có lần cụ hỏi một chức sắc của làng: “Vì sao làng Bát Tràng xin được phép mở trường, còn làng ta thì không?”. Người ấy trả lời: “Vì làng Bát Tràng có 8 Tiến sĩ!”. Cụ nói: “Làng ấy có 8 thì làng ta có 3 chứ kém cạnh nỗi gì”. Không rõ cụ có tác động gì với cấp trên không, nhưng chỉ ít tháng sau, làng được phép mở trường hương học, và Tri huyện Văn Giang cử Hương sư về dạy học tại hai giải vũ ở đình làng.


Sau một thời gian có thầy Hương sư Nguyễn Văn Diên, em cụ Thơ Đoan, dạy suốt đến năm 1945, Tổng khởi nghĩa tháng Tám, thầy dạy học lại kiêm Ủy viên thường trực Đoàn thanh niên cứu quốc xã, đến năm 1947 di chuyển lên Ty văn hóa tỉnh, sau chuyển làm phóng viên báo Nhân Dân. Từ khi thầy Diên thôi dạy học ở xã, trên cử thầy khác về dạy thay.


Trước đây, người đi học chữ Nho không phải đóng học phí. Trò đi tết thầy vào ngày mùng 5 tháng 5, tết Cơm mới 20 tháng 10. Lễ vật đem biếu thầy chỉ là hoa quả hái trong vườn nhà, hoặc 5 hào cho vào phong bì đỏ rồi đưa cho Trưởng tràng dâng cho thầy.


Vào tết Nguyên đán có nhà mang lễ, nhà bình dân thì chỉ mang biếu thầy một cân đường đỏ; nhà nghèo thì trò cùng với bố đi không đến nói vài câu chúc mừng mà không bao giờ bị thầy trách cứ. Cụ Đồ Châm, khi các trò đến chúc Tết, bao giờ cũng mời ở lại ăn cỗ, 5 người một mâm, từ


Trưởng tràng đến các đồng môn, xếp theo thứ tự ngày nhập học. Cụ Đồ Châm còn là thầy cúng, vào tháng Giêng thường đi cúng dâng sao giải hạn. Hôm sau chữ nhà đem biếu xôi thủ, thì cụ cho xếp lên mâm để thầy trò cùng thụ lộc. Theo đạo học của người xưa, khi đã nhập tràng, thì trò đối với thầy phải “Sống tết chết giỗ”, trò được thầy coi như con trong nhà. Kể cả thầy có con gái xinh xẻo thì trò cũng không được để mắt đến, vì “con thầy” thì phải tránh.


Khi thân phụ của cụ Đồ Châm mất, cả lớp tập trung đến nhà Trưởng tràng mua 1 con lợn và 1 mâm xôi đến phúng. Các môn sinh mặc áo dài trắng, đầu quấn khăn trắng như để tang ông bà nội. Khi các quan viên tế, người thân của gia đình thầy đi trước, tiếp đến là các con cháu, rồi đến các môn sinh.

Uy tín của các thầy đồ ở Kim Lan được đề cao và được dân làng kính trọng. Mãi đến bây giờ, người Kim Lan còn nhớ tấm lòng thương trò của cụ Chánh Sôi. Số là khi các trò nghèo đến chúc tết thầy mà không có lễ mừng, cụ bí mật bảo trưởng tràng ghi lại.


Khi các Lý trưởng, Phó lý đến mừng tết, bao giờ cụ cũng nói rõ năm nay cụ dạy được bao nhiêu lớp, mỗi lớp bao nhiêu người thành đạt. Cụ lấy làm buồn rầu nói về các trò nghèo, và đề nghị các thầy Lý đến tận nhà xem xét vì sao gia đình họ còn nghèo thế. Nếu có sai sót về chia đất công như vào chỗ đất xấu hoặc thiếu đất thì phải khéo léo bổ sung hoặc chia lại tạo nguồn sống cho bản thân và gia đình họ.


Những điều chúng tôi vừa kể cùng các bạn về việc học hành khoa cử của người Kim Lan trước đây, nay đã trở thành những kỷ niệm đẹp của một thời gian khó. Ngày nay, trẻ em Kim Lan được học trong những ngôi trường 2 tầng xây cất khang trang. Từ năm 2002 trở về trước, trong khoảng mấy chục năm, Kim Lan có 51 người có trình độ Đại học, 24 người có trình độ Cao đẳng. Việc học mấy năm gần đây, đã có nhiều thay đổi.


Từ tháng 8 năm 2004, xã Kim Lan đã thành lập Hội Khuyến học do ông Trương Mạnh Truyền Chủ tịch ủy ban nhân dân kiêm Chủ tịch Hội Khuyến học xã Kim Lan. Trong 6 năm, từ năm 2004 đến năm 2010, nhân dân đã đóng góp vào quỹ khuyến học khuyến tài hơn 86 triệu đồng. Được toàn dân chăm sóc, việc học của con em trong xã đã có nhiều khởi sắc. Nhiều em đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp huyện, cấp thành phố; một số khác đoạt Huy chương Vàng, Bạc, Đồng trong các cuộc thi thể thao.

Đặc biệt trong 6 kỳ thi đại học từ năm 2004 đến năm 2010, xã Kim Lan có 80 em thi đỗ đại học, 99 em thi đỗ vào các trường cao đẳng. Kết quả thi năm sau cao hơn năm trước. Mùa thi đại học năm 2004 - 2005, xã có 6 em thi đỗ đại học, 4 em thi đỗ cao đẳng thì vào mùa thi năm 2009 - 2010, xã có 22 em thi đỗ đại học và 16 em đỗ vào các trường cao đẳng.

45 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments

Rated 0 out of 5 stars.
No ratings yet

Add a rating
bottom of page